Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

Sáng 9/10: Còn 5.361 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, 603.300 liều vaccine Pfizer về TP HCM

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 831.643 ca, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.448 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 827.033 ca, trong đó có 754.303 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.

+ Có 09 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (407.399), Bình Dương (220.480), Đồng Nai (53.752), Long An (33.165), Tiền Giang (14.433).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế – cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

– Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 8/10 là: 994 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 759.482

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.361 ca, trong đó:

– Thở ô xy qua mặt nạ: 3.594

– Thở ô xy dòng cao HFNC: 848

– Thở máy không xâm lấn: 156

– Thở máy xâm lấn: 741

– ECMO: 22

3. Số bệnh nhân tử vong:

– Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 128 ca.

– Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.337 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

– So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

– Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.806.777 mẫu cho 55.416.974 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 07/10 có 1.498.557 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 50.558.288 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 36.901.468 liều, tiêm mũi 2 là 13.656.820 liều.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 7/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 237.920.170 ca, trong đó có 4.855.262 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 214 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 83.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 8/10, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong v dịch bệnh.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với trên 731.000 ca tử vong trong tổng số 45.109.804 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 450.277 ca tử vong trong số 33.922.917 ca. Brazil đứng thứ 3 với 600.425 ca tử vong trong số 21.532.558 ca mắc.

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,4 triệu ca tử vong trong hơn 45,2 triệu ca. Tiếp đến là châu Âu, có hơn 69 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,3 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 76,8 triệu ca. Bắc Mỹ có hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 54,1 triệu ca. Châu Phi ghi nhận hơn 213.700 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở Châu Đại Dương là hơn 3.100 người.

Thêm 603.380 liều vaccine COVID-19 Pfizer do Mỹ tặng về tới TP HCM

Tối 8/10, thêm 603.380 liều caccine pfizer do Mỹ tài trợ đã về tới TP HCM, nâng tổng số liều vaccine Mỹ tặng Việt Nam lên 9,1 triệu liều.

Trước đó, trong sáng 8/10, Tổng lãnh sự quán Mỹ cũng thông báo 397.800 liều vaccine Pfizer-BioNTech đã về tới Hà Nội.

Trước đó một ngày, 608.400 liều vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 2/10, gần 1,5 triệu liều do Mỹ tài trợ về đến Việt Nam thông qua cơ chế COVAX.

TP HCM: Không bắt buộc xét nghiệm COVID-19 khi đi khám, chữa bệnh

Ngày 8/10, Sở Y tế TP HCM có văn bản gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP HCM về việc hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tình hình mới.

Tại khoa khám bệnh, người bệnh khai báo y tế điện tử, tổ chức phân luồng, sàng lọc đối với tất cả người bệnh khi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế, chú ý khai thác các triệu chứng, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Đối với trường hợp cấp cứu ưu tiên can thiệp cấp cứu người bệnh (tại buồng cấp cứu sàng lọc), sau khi người bệnh ổn định cần xem xét chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên nếu có triệu chứng nghi ngờ.

Đối với các trường hợp cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật tại khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày (phẫu thuật trong ngày, chạy thận nhân tạo, kỹ thuật có tạo khí dung, khám thăm dò chức năng hô hấp, nội soi dạ dày; khám chữa bệnh răng miệng…), có chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên để quyết định nơi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật phù hợp.

Người bệnh có chỉ định nhập viện thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR (mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 10) cho người bệnh và người chăm sóc đi kèm trước khi nhập viện.

Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người bệnh được điều trị ngay theo phác đồ tại khu cách ly tạm của khoa khám bệnh hoặc buồng cách ly của khoa lâm sàng.

Cụ bà gần 100 tuổi, suy tim, suy hô hấp, viêm phổi… chiến thắng COVID-19

Sau 11 ngày được điều trị bằng Remdesivir, kháng sinh, kháng đông… và các biện pháp tích cực khác tại Bệnh viện 1A (TP HCM), bệnh nhân COVID-19 Nguyễn T.V. (98 tuổi) đã cai được oxy, PCR âm tính và được xuất viện.

Trước đó, cụ Nguyễn T.V. (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) nhập viện ngày 28/9 sau 2 ngày bị sốt ở nhà, test nhanh dương tính, mệt, khó thở. Kết quả khám và xét nghiệm đã khẳng định cụ mắc COVID-19 (PCR dương tính), suy hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi do SARS-CoV-2 suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn điện giải, tổng trạng già yếu, bị cao huyết áp và hen suyễn mạn tính…

Các bác sĩ ở đây đã hội chẩn và quyết định chuyển cụ đến đơn vị hồi sức tích cực (ICU) và điều trị bằng thuốc kháng virus Remdesivir, kháng viêm, kháng đông, kháng sinh… cùng nhiều biện pháp tích cực khác.

Sau nhập viện 5 ngày, cụ T.V đã vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, hạ được mức hỗ trợ hô hấp từ thở oxy mask sang thở oxy cannula (oxy mũi) và đến ngày 7/10 đã cai được oxy, tự thở khí trời.

Cũng trong ngày 7/10, cụ T.V có kết quả xét nghiệm PCR âm tính và được các bác sĩ cho xuất viện. Do được tập vật lý trị liệu ngay tại giường trong những ngày nằm viện nên ngay trong ngày xuất viện, cụ đã có thể tự đi lại được khi có người dìu đỡ.

Theo các bác sĩ, những trường hợp như cụ T.V là minh chứng cho việc bệnh nhân COVID-19 nặng, cao tuổi, có bệnh nền vẫn có cơ hội chiến thắng bạo bệnh nếu như được nhập viện kịp thời và điều trị tích cực.

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét